Giếng trời là giải pháp tối ưu mà các gia chủ lựa chọn khi xây dựng nhà ở vì có thể lấy đầy đủ ánh sáng và khí trời vào nhà tốt nhất. Giếng trời khi được thiết kế đúng cách, đặt đúng vị trí, tuân thủ theo các nguyên tắc thông gió giếng trời còn giúp mang đến nhiều tài lộc và may mắn cho gia chủ.
Vậy, giếng trời trong nhà ở là gì? Nguyên tắc thiết kế giếng trời như thế nào là đúng cách? Cùng Gạch bông gió Ganatiles tìm hiểu thật rõ vấn đề này nhé!
Giếng trời là gì?
Bạn có thể được hiểu một cách đơn giản, đó là một khoảng không gian có phương thẳng đứng được đặt ở vị trí có thể thông gió và lấy sáng dễ dàng cho toàn bộ ngôi nhà. Nó thường được xây dựng thông từ tầng trệt cho tới mái nhà, hoặc đặt ở nóc của các tòa nhà cao tầng. Giếng trời là cách tốt nhất làm nhà thông thoáng rất được nhiều gia đình sử dụng để lấy không khí và ánh sáng tự nhiên.

Cấu tạo của giếng trời:
Giếng trời được thiết kế gồm có 3 bộ phận:
- Đáy giếng: đặt ở tầng thấp nhất của ngôi nhà, có thể là tầng trệt. Khu vực đáy giếng là nơi sẽ đón nhận ánh sáng và thông khí phân phối cho nhà. Do đó, đáy giếng đa phần sẽ được đặt ở giữa tầng trệt kết hợp giữa phòng khách và phòng bếp.
- Thân giếng: là chiều dài xuyên suốt từ đáy giếng lên đến nóc của ngôi nhà. Phần thân giếng giúp đảm bảo mang ánh sáng và không khí tự nhiên đến mọi tầng, mọi phòng trong ngôi nhà.
- Đỉnh giếng: nằm ở phần cao nhất của nhà, thường nó ở tầng mái của ngôi nhà. Có thể là mái với tấm che trong suốt hoặc để trống gia cố bằng khung sắt.

Ưu, nhược điểm của giếng trời:
Ưu điểm:
- Cung cấp ánh sáng: những ngôi nhà phố hay nhà ống hiện nay ở đô thị có đặc điểm cấu tạo điển hình đó là hai bên mặt tiền luôn chật hẹp. Sử dụng giếng trời là một giải pháp để giúp gia chủ có thể lấy sáng theo chiều dọc cực kỳ hữu hiệu. Giúp cung cấp đủ ánh sáng thiên nhiên cần thiết cho tất cả tầng.
- Thông gió, hỗ trợ điều hòa không khí: giúp cho thông thoáng ngôi nhà, đem không khí và ánh sáng tự nhiên làm cho ngôi nhà lúc nào cũng thoáng mát.
- Tiết kiệm điện năng: khi căn nhà được cấp đủ sáng và luôn mát mẻ sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn trong việc sử dụng các thiết bị điện. Giúp bạn có thể tiết kiệm điện năng tiêu thụ, và giảm thiểu chi phí đáng kể.
- Tăng tính thẩm mỹ: phần đáy giếng là vị trí thích hợp để thiết kế tiểu cảnh hay trang trí cây cảnh vì đây là nơi có ánh sáng nhiều nhất. Đây cũng chính là điểm nhấn thu hút sự chú ý cũng như có thể dùng làm nơi thư giãn, nạp lại năng lượng vì không khí tự nhiên giếng trời mang lại
Nhược điểm:
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng giếng trời cũng có những hạn chế mà bạn nên biết để có điều chỉnh phù hợp cho ngôi nhà:
- Vọng âm thanh: vì giếng có hình dáng ống thẳng đứng nên âm thanh sẽ được truyền vang vọng giữa các tầng với nhau. Nếu nơi bạn ở có nhiều âm thanh lớn thường phát ra thì bạn nên chú ý. Có thể khắc phục bằng cách làm cho thân giếng trời gồ ghề không bằng phẳng để giảm tiếng ồn truyền từ trên xuống dễ dàng.
- Ứ đọng nước mưa: với việc giếng trời dùng để thông thoáng ngôi nhà, nên khi mùa mưa đến có thể sẽ làm nước dột vào nhà. Bạn có thể thiết kế mái che di động, làm gờ chắn cho giếng trời ở tầng mái cao phù hợp để chắn nước mưa tràn xuống giếng.
- Thừa ánh sáng vào mùa hè: vào mùa hè, khi thời tiết oi bức kèm với ánh nắng chiếu rọi vào giếng trời cả ngày sẽ làm cho nhiệt độ ngôi nhà tăng cao. Biện pháp khắc phục là bạn hãy dùng mái che tối màu để có thể chắn ánh nắng, làm khe hở giữa mái che và tầng mái giếng trời để vừa lấy không khí tự nhiên vừa giảm ánh nắng vào nhà.
Nguyên tắc thông gió giếng trời bạn cần ghi nhớ:
Xác định vị trí và hướng của giếng trời:
Các công trình nhà ống hiện nay, vị trí tối ưu nhất để đặt giếng trời nhất là ở giữa nhà, hoặc nơi đặt cầu thang. Tại 2 vị trí này sẽ giúp bạn tận dụng tối ưu diện tích ngôi nhà, phân phối không khí tới đủ mọi nơi trong ngôi nhà.
Xét về hướng để đặt giếng trời thì bạn nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam, bạn cần tránh hướng Đông hoặc Tây.
Cấu tạo, kích thước giếng trời:
Xét về kích thước, hiện nay khá đa dạng trong thiết kế vì nó phụ thuộc vào kết cấu và diện tích của ngôi nhà dự kiến xây giếng trời. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là không nên xây giếng quá nhỏ hoặc quá to vì có thể sẽ không đủ để tận dụng tối ưu, hay chiếm quá nhiều diện tích so với các phòng khác.
Kích thước lý tưởng nhất đối với nhà ở hiện nay là từ 4 đến 6m2. Diện tích của giếng chỉ nên chiếm khoảng 10% tổng diện tích nhà ở để tối ưu được công năng.
Vật liệu làm mái che:
Mái che cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó giúp cho giếng trời phát huy hết toàn bộ công dụng với mọi loại thời tiết.
Chất liệu mái che hiện nay dành riêng cho giếng cũng khá đa dạng, phổ biến nhất vẫn là tấm lấy sáng Polycarbonate. Ngoài ra còn có các chất liệu khác như kính, tôn, bạt… tùy vào nhu cầu và phù hợp công trình.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thể hiểu được cách thiết kế giếng trời phù hợp với ngôi nhà của bạn.
Nhà sản xuất gạch bông gió Ganatiles, uy tín, chất lượng hàng đầu tại Hồ Chí Minh, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. Xem thêm CÁC MẪU GẠCH BÔNG GIÓ MỚI NHẤT.
—————————————————–
NHÀ SẢN XUẤT GẠCH BÔNG GIÓ GANATILES
Hotline: 0936.853.645
Phone: 028.355.32.732
Email: ganatiles@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/NhaSanXuatGachGanatiles
Địa chỉ:VPĐD: 410 Nơ Trang Long, Phường 13 , Quận Bình Thạnh
Xưởng Sản Xuất: Số 04 Đường Ụ Ghe, Phường Tam Phú , Quận Thủ Đức